1.
Năm mùa giải đã trôi qua, tính từ lúc bầu Đức đôn lứa cầu thủ trẻ của học viện HAGL Arsenal JMG lên chơi V.League,
Xuân Trường
đã có đến 2 mùa rưỡi thi đấu ở nước ngoài - một con số cực kỳ ấn tượng. Song rốt cuộc, ở tuổi 25, thành quả tiền vệ người Tuyên Quang gặt hái được ở cấp độ CLB chỉ là 3 lần thất bại thê thảm ở nước ngoài, cũng như những mùa giải nhọc nhằn trụ hạng cùng HAGL sau nỗi đau "đem chuông đi đánh xứ người".
Trong khi đó, vừa bước sang tuổi 23, song Quang Hải - cầu thủ chưa từng xuất ngoại đã có trong tay mình 3 chức vô địch V.League trong màu áo CLB Hà Nội, cùng với đó là danh hiệu Quả bóng Vàng Việt Nam 2018, Quả bóng Đồng 2017 và rất có thể là một danh hiệu cá nhân xuất sắc nữa sau khi giải thưởng Quả bóng Vàng Việt Nam 2019 được công bố.
Đầu năm 2017, trên các mặt báo nở rộ thông tin "mừng rơi nước mắt" về việc Xuân Trường chuyển sang thi đấu cho Gangwon FC, dù suốt năm trước đó, tiền vệ này phải "đánh vật" đúng nghĩa với phong độ của mình trong màu áo Incheon United.
Hồi ấy, người ta bảo rằng Xuân Trường chắc chắn thành công ở đội bóng mới, bởi Gangwon FC cũng giống anh - đầy tham vọng, chứ chẳng "lẹt đẹt" như Incheon United, rằng Xuân Trường gây ấn tượng cực tốt với các đồng đội và BHL khi ghi bàn thắng tuyệt đẹp ngay buổi Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog tập đầu tiên, rằng khả năng bắt nhịp trên sân của Xuân Trường là điều "không phải bàn", rằng thời tiết Gangwon thuận lợi hơn, rằng đa số các cầu thủ ở đây đều nói được tiếng Anh, nên với Xuân Trường "chẳng khác nào ở nhà".
Thêm vào đó, HLV Gangwon FC - Choi Yoon-gyum, từng có 3 năm làm việc ở HAGL nên nắm rất rõ tính cách và khả năng của Xuân Trường. Đó là thuận lợi có thể nói là tuyệt đối trong việc rèn luyện và nâng cao trình độ của anh tại đây... Ngày ấy, tưởng chừng như Xuân Trường đã có được "bệ phóng" hoàn hảo để trở thành cầu thủ Việt Nam đầu tiên thành công ở nước ngoài.
Nhưng không, sau những lời khen, lời phân tích "thấu tình đạt lý" ấy, là sự thật trần trụi rằng đấy lại là một thất bại đau đớn nữa của tiền vệ "con cưng" của bầu Đức ở nước ngoài. Mới đây, trả lời phỏng vấn, Xuân Trường biện hộ rằng anh đang "vào phom" ở Incheon United, thì phải "làm quen lại từ đầu" ở Gangwon FC. Đâu mới là sự thật?
2. Sự thật nằm ở lời tâm sự cũng của chính Xuân Trường, cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây: " Cá nhân tôi thấy lý do chính của tôi hay các cầu thủ Việt Nam là việc nắm bắt cơ hội không tốt, không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ký hợp đồng với các đội bóng ở Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, cả về tâm lý và thể lực. Do đó, khi được trao cơ hội, chúng tôi thiếu đi sự sẵn sàng ".
Tại sao Xuân Trường lại "thiếu đi sự sẵn sàng", khi lứa cầu thủ HAGL đã được bầu Đức hoạch định "sẽ thi đấu ở châu Âu" từ rất sớm, cũng như được "ra ràng" từ rất sớm? Phải chăng sự nổi tiếng quá sớm, cũng như sự vênh nhau giữa kỳ vọng của bầu Đức vào "những đứa con cưng" của mình và trình độ thực tế của không chỉ Xuân Trường, mà còn của Công Phượng, Tuấn Anh với đòi hỏi khắc nghiệt của những giải đấu vượt tầm V.League?
Điểm yếu của những cầu thủ HAGL xuất ngoại không khó để nhìn ra, đó chính là thể lực và tốc độ - thứ mà khả năng ngoại ngữ được đầu tư của họ không thể bù đắp lại được. Thứ đến, những tiện nghi mà các CLB cấp cho Xuân Trường như căn hộ cao cấp tương đương khách sạn 3 sao, xe ô tô và lái xe riêng cùng những ưu đãi khác không bù đắp được sự đầu tư về mặt chuyên môn, như cách mà CLB Heerenveen dành cho Văn Hậu hiện tại.
Trong một chương trình bình luận về K.League, bình luận viên Lee Ju-heon của đài MBC nhận xét: " Xuân Trường chính là cầu thủ chuyền bóng tốt nhất ở K.League hiện nay. Dù vẫn còn không ít điểm yếu, nhưng khả năng chuyền bóng của cậu ấy thực sự ấn tượng ".
Cũng giống như bầu Đức, rất nhiều fan hâm mộ của tiền vệ này quá chú tâm vào nhận xét "chuyền bóng tốt nhất K.League", mà quên đi vế còn lại "còn không ít điểm yếu". Đấy chính là mấu chốt căn bản để sau khi thất bại ở Hàn Quốc, Xuân Trường tiếp tục gây thất vọng dù điểm đến chỉ là Thai League - giải vô địch quốc gia Thái Lan.
Nhưng dù sao, việc Xuân Trường được bầu Đức chọn Thai League làm nơi "gả bán" còn đỡ hơn Công Phượng, khi sau thất bại ở chính đội bóng cũ của Xuân Trường - Incheon United, lại thực hiện bước "đại nhảy vọt" sang châu Âu thi đấu, để rồi cái kết nhận về đắng ngắt.
Sau tất cả, những cuộc "gả bán" của bầu Đức để lại gì cho bóng đá Việt Nam, cho Xuân Trường, Công Phượng - ngoài mức lương "mỗi tháng bằng cả năm của các cầu thủ trong nước"? Liệu đấy có là đích đến mơ ước của Xuân Trường, Công Phượng?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét